Các tài liệu quan trọng Chiến_tranh_Lạnh_(1947-1953)

  • Tuyên bố Potsdam: 26 tháng 7 năm 1945. Một tuyên bố chính thức do Harry S. Truman, Winston Churchill, và Tưởng Giới Thạch đưa ra, trong đó vạch ra các điều khoản về một cuộc đầu hàng của Nhật Bản.
  • Kế hoạch Baruch: 1946. Một đề xuất của Hoa Kỳ tới Uỷ ban Năng lượng Nguyên tử Liên hiệp quốc (UNAEC) về a) sử dụng giữa tất cả các quốc gia việc trao đổi thông tin khoa học căn bản phục vụ hoà bình; b) thực hiện kiểm soát năng lượng nguyên tử ở mức độ cần thiết để đảm bảo nó chỉ được sử dụng cho các mục đích hoà bình; c) loại bỏ khỏi kho vũ khí quốc gia các loại vũ khí hạt nhân và mọi vũ khí lớn khác có thể sử dụng cho việc huỷ diệt hàng loạt; và d) thành lập các đội an toàn có hiệu quả bằng cách giám sát và các biện pháp khác để bảo vệ các quốc gia đồng thuận khỏi sự vi phạm và sự thoái thác có hại. Khi Liên xô là quốc gia thành viên duy nhất từ chối ký kết, Hoa Kỳ đã thực hiện một chiến dịch thử nghiệm vụ khí hạt nhân trên diện rộng, phát triển và triển khai trương chình.
  • Bức Điện Dài và "Điều X", 1946-1947. Tên chính thức "The Sources of Soviet Conduct". Điều khoản miêu tả các ý tưởng đã trở thành nền tàng của chính sách Chiến tranh Lạnh Hoa Kỳ và được xuất bản trong Foreign Affairs năm 1947. Điều khoản này là một sự mở rộng của một bức điện tuyệt mật trong Bộ ngoại giao được gọi là Điều X và trở nên nổi tiếng vì đã đặt ra học thuyết ngăn chặn. Dù điều khoản chỉ được ký bằng bút danh "X," thời ấy mọi người biết khá rõ tác giả của nó là George F. Kennan, phó lãnh đạo phái bộ của Hoa Kỳ tại Liên bang Xô viết từ năm 1944 tới năm 1946, dưới quyền đại sứ W. Averell Harriman.
  • NSC-68: 14 tháng 4 năm 1950. Một báo cáo mật được viết và công bố bởi Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ. Bản báo cáo vạch ra Chiến lược An ninh Quốc gia Hoa Kỳ cho thời điểm đó và cung cấp một phân tích toàn diện về các khả năng của Liên xô và của Hoa Kỳ về quân sự, kinh tế, chính trị và tâm lý. Luận điểm cơ bản của NSC-68 cho rằng Liên xô có ý định trở thành cường quốc duy nhất thống trị thế giới. Báo cáo cho rằng Liên xô có một kế hoạch chiến lược với mục tiêu truyền bá chủ nghĩa cộng sản ra khắp thế giới, và nó đề nghị rằng chính phủ Hoa Kỳ phải thông qua một chính sách ngăn chặn để ngăn cản sự lan ra thêm nữa của quyền lực Xô viết. NSC-68 vạch ra một chính sách đối ngoại quyết liệt từ phòng vệ cho tới ngăn chặn tích cực và ủng hộ việc chuẩn bị gây hấn quân sự. NSC-68 đã hình thành nên các hành động của chính phủ trong cuộc Chiến tranh Lạnh trong 20 năm tiếp theo và sau này đã được gọi là bản "kế hoạch" cho cuộc Chiến tranh Lạnh.
  • Bài phát biểu của James F. Byrnes, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ "Trình bày lại về chính sách với Đức" Stuttgart 6 tháng 9 năm 1946. Cũng được gọi là "Bài phát biểu của hy vọng," nó đặt ra cơ sở cho chính sách tương lai của Hoa Kỳ khi bác bỏ các chính sách kinh tế của Kế hoạch Morgenthau và trao cho người Đức hy vọng về tương lai. Các cường quốc phương Tây sợ nhất rằng sự nghèo đói sẽ khiến người Đức quay sang với chủ nghĩa Cộng sản. Tướng Lucius Clay đã nói rằng "Không có lựa chọn nào khác giữa việc là một người cộng sản với 1,500 calorie mỗi ngày và một người tin tưởng ở dân chủ với 1,000 calorie". Bài phát biểu cũng được coi là một lập trường chống lại Liên xô bởi nó đề cập tới ý định kiên quyết của Hoa Kỳ duy trì sự hiện diện quân sự ở châu Âu. Nhưng trung tâm của thông điệp là điều mà Byrnes đã đề cập tới một tháng sau đó "Điểm trọng yếu của chương trình của chúng ta là giành lấy người dân Đức... nó là một trận chiến giữa chúng ta và người Liên xô về ý thức...."